Ác mộng thành hiện thực: Người làm nghề này đã chính thức mất việc vì AI!

3/6/2023 9:28:17 AM Công nghệ 5139

Trong khi nhiều người dự đoán một số ngành nghề sẽ sớm suy tàn vì AI trong khoảng vài năm nữa, nhưng trên thực tế điều này đã trở thành hiện thực.


Ác mộng thành hiện thực: Người làm nghề này đã chính thức mất việc vì AI!


Mối đe dọa đang đến

Đầu năm nay, Alejandro Graue nhận được thông báo trên YouTube: Một video mới đã được tải lên kênh mà anh đóng vai trò cộng tác lồng tiếng. Nhưng video mới này không còn giọng nói của anh nữa.

Diễn viên lồng tiếng 36 tuổi người Argentina làm việc cho kênh này trong suốt hơn một năm qua, nhưng vào tháng 1/2023, anh nhận ra giọng nói của phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay thế mình.

Một kỹ thuật viên tại kênh YouTube nói cho anh sự thật phũ phàng: “AI rẻ hơn và những người chủ chẳng cần phải trả tiền công cho cậu”.

Vào ngày phát hiện ra mình bị thay thế, Graue đã làm điều mà nhiều người vẫn hay làm, đăng một dòng trạng thái giận dữ lên mạng xã hội.

Sự tức giận của anh không nhắm vào các công ty sử dụng giọng nói do AI cung cấp. Thay vào đó, anh thốt lên cay đắng: “Cảm ơn tất cả các nam nữ diễn viên đã cho mượn tiếng nói của họ để tạo ra thứ chết tiệt này, thứ mà sau cùng sẽ khiến tất cả chúng ta hết thời”.


Ác mộng thành hiện thực: Người làm nghề này đã chính thức mất việc vì AI!


Nhiều lao động trong một số ngành đã lo lắng về việc bị thay thế bởi AI, nhưng ở Mỹ Latinh, điều đó đã thực sự bắt đầu xảy ra.

Các diễn viên lồng tiếng gần đây cho biết họ đang mất việc vì bị AI thay thế. Trên khắp châu Mỹ Latinh, những người làm việc trong lĩnh vực lồng tiếng lo sợ sự biến mất không chỉ của toàn bộ ngành công nghiệp mà còn của một loại hình nghệ thuật được nhiều người hâm mộ.

Một lựa chọn ngày càng phổ biến đối với các diễn viên lồng tiếng hiện nay là nhận các hợp đồng thu âm được trả lương thấp tại các công ty lồng tiếng AI, đào tạo chính công nghệ để thay thế họ.

Có nhiều công ty cung cấp dịch vụ lồng tiếng AI bằng tiếng Tây Ban Nha ở khu vực Mỹ Latinh. Mỗi đơn vị cung cấp một chút khác biệt về nghệ thuật lồng tiếng.

Deepdub có trụ sở tại Tel Aviv hứa hẹn những giọng nói tái tạo toàn bộ cảm xúc của con người, phù hợp với phim truyền hình và phim điện ảnh, trong khi Papercup có trụ sở tại London nhắm đến nội dung thực tế cho các kênh BBC, Sky News và Discovery Channel.

Về phần mình, Klling có trụ sở tại Seoul kết hợp lồng tiếng AI với công nghệ deepfake, trong đó các diễn viên nhép theo giọng nói do máy tính tạo ra.


Ác mộng thành hiện thực: Người làm nghề này đã chính thức mất việc vì AI!


Tất cả chỉ vì tiền

Bất chấp sự khác biệt, tất cả các công ty này đều công khai bảo vệ sản phẩm của họ như một giải pháp thay thế rẻ hơn và nhanh hơn so với các diễn viên lồng tiếng con người.

Oz Krakowski, giám đốc doanh số của Deepdub, nói rằng khi lồng tiếng cho các bộ phim ăn khách của Hollywood sang các ngôn ngữ khác, giọng nói của AI sẽ có lợi thế hơn so với các diễn viên là con người.

AI có thể tái hiện giọng nói của một người nổi tiếng - chẳng hạn như Morgan Freeman - giữ được chất giọng của diễn viên trong khi vẫn nói ngôn ngữ Tây Ban Nha hoàn hảo.

Các diễn viên lồng tiếng ở Mỹ Latinh không hài lòng với tuyên bố này. Gabriela Guzmán, một diễn viên lồng tiếng người Mexico phản pháo rằng: “Có thể AI tái tạo được giọng nói, nhưng không có cách nào khiến chúng giống hệt như một diễn viên gốc. Chúng không có linh hồn, chấm hết”.

Deepdub là công ty đầu tiên lồng tiếng phim truyện sang tiếng Tây Ban Nha bằng cách sử dụng AI. Sản phẩm này là Every Time I Die, một bộ phim kinh dị của Mỹ, được phát hành vào năm 2019.

Tuy nhiên, cũng có những làn sóng phản đối về việc máy móc đã làm mất đi sự kết nối mang tính văn hóa giữa con người với con người.

Các video YouTube được thay thế bằng AI đã bị người xem đón nhận với thái độ gay gắt.

“Đừng phá hỏng điều này bằng kiểu lồng tiếng khủng khiếp như vậy!”, một người bình luận. Một người khác yêu cầu giọng nói diễn viên được “phục hồi”. Một số đe dọa sẽ ngừng xem nội dung của kênh hoàn toàn.

Nhưng các công ty thúc đẩy ngành công nghiệp lồng tiếng bằng AI tự tin rằng khán giả cuối cùng sẽ chấp nhận và quen dần.

Công nghệ AI đôi khi được sử dụng cho những mục đích nghệ thuật, như tái hiện lại giọng hát của những nghệ sĩ quá cố ở Mỹ, nhưng tại Mỹ Latinh, các công ty chỉ đang cố gắng tạo ra thứ gì đó giúp họ cắt giảm chi phí nhiều hơn nữa.

Tags: Công nghệ, AI, việc làm
dpk

Đăng ký tư vấn giải pháp