Chuyển đổi số là xu hướng đang được nhiều doanh nghiệp tại Việt quan tâm đến. Vậy làm sao để có một quy trình chuyển đổi số thành công và hiệu quả cho doanh nghiệp?
Trong bài viết này, DPK sẽ giới thiệu về 5 bước giúp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số mang lại hiệu quả cao và cung cấp cho bạn thêm những kiến thức mới về lĩnh vực này.
Tại sao doanh nghiệp cần có quy trình chuyển đổi số
Quy trình chuyển đổi số là đoạn đường thay thế các cách kinh doanh truyền thống bằng công nghệ kỹ thuật nhằm cải tiến hoặc hợp lý hóa cách thức làm việc. Nói một cách đơn giản: đây là việc thiết kế lại hoạt động kinh doanh cho thời đại kỹ thuật số.
Thực hiện quá trình chuyển đổi số làm cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và có lợi hơn khi được thực thi đúng cách.
Đồng thời, công nghệ có thể đẩy nhanh các quy trình, cung cấp những cách thức mới để tiếp cận khách hàng và giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với những thay đổi của thị trường.
5 bước trong quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp hiệu quả
Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa tìm được phương hướng và đáp án đúng nhất để có thể thực hiện hiệu quả nhất.
Sau đây, Navee sẽ giới thiệu cho bạn 5 bước thực hiện trong quy trình chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp giải quyết thành công được các vấn đề đang gặp phải.
Xác định thực trạng và mục tiêu chuyển đổi số
Trước khi thực hiện quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần xác định và đánh giá được thực trạng về tất cả mọi mặt từ tài chính, nhân lực cho đến công nghệ, văn hóa doanh nghiệp.
Từ việc xác định và đánh giá, doanh nghiệp sẽ nắm rõ được khả năng thích nghi và điểm mạnh để tiếp tục được phát huy trong thời gian tới. Đồng thời sẽ có những biện pháp nhằm cải thiện những điểm yếu để thực hiện hiệu quả nó hơn.
Sau đó doanh nghiệp tiếp tục đề ra những mục tiêu phù hợp với khả năng thực thi của nguồn nhân lực và đảm bảo được tính cụ thể để có thể định hướng tốt những bước thực hiện tiếp theo của quá trình.
Lên kế hoạch và các chiến lược chuyển đổi số
Bước tiếp theo trong quy trình chuyển đổi số là lên kế hoạch và xây dựng các chiến lược.
Nhà lãnh đạo cần xác định được những hoạt động cần thực hiện, thời gian tiến độ hoàn thành và kết quả dự kiến đạt được là gì? Bản kế hoạch càng chi tiết, rõ ràng thì càng dễ thực hiện và tiến độ hoàn thiện công việc cũng sẽ nhanh chóng hơn.
Để thực hiện tốt quy trình chuyển đổi số, việc tiếp theo cần làm là xây dựng được chiến lược để tiến hành hiện thực hóa những mục tiêu đã đề ra một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.
Một chiến lược thành công và đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp ứng dụng quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và dễ dàng mang lại được nhiều kết quả mới và tạo cơ hội để doanh nghiệp có lợi thế trên thị trường cạnh tranh.
Ứng dụng công nghệ mới, số hóa các data, tài liệu và quy trình
Xu hướng phát triển công nghiệp hóa 4.0 đã giúp các doanh nghiệp kiểm soát và cải thiện hiệu quả quy trình sản xuất. Chính vì thế, việc áp dụng công nghệ mới và hóa đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình chuyển đổi số hiện nay.
Áp dụng những công cụ và phần mềm công nghệ mới như Big Data, Internet sẽ giúp thay đổi được những phương thức điều hành, quy trình làm việc trở nên hiện đại và chính xác hơn. Đồng thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nguồn nhân lực.
Áp dụng công nghệ số hóa vào những dữ liệu, tài liệu và quy trình sẽ doanh nghiệp bắt kịp được xu hướng, tiết kiệm được thời gian tìm kiếm và chi phí vật tư, giấy tờ cũng sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Chuẩn bị và lên kế hoạch phát triển nhân lực
Con người cũng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quy trình chuyển đổi số. Họ sẽ hỗ trợ thực hiện thành công quy trình này, bắt buộc doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân lực có đầy đủ kiến thức chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Đồng thời, doanh nghiệp cần tạo được một môi trường làm việc thoải mái, nhằm đảm bảo nhân viên không bị gò bó và tạo nhiều áp lực trong lúc làm việc. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của công việc.
Đánh giá và cải thiện lại quy trình
Sau khi thực hiện xong 4 bước đã được nêu trên, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ quá trình cũng như là kết quả đạt được có đáp ứng được với mục tiêu đã đặt ra không? Nếu chưa hoàn thành tốt thì cần có những biện pháp nào để cải thiện chuyển đổi đó?
Hoàn thành bước đánh giá cuối cùng, doanh nghiệp sẽ loại bỏ được những yếu tố không đảm bảo đúng mục tiêu và xác định được những hoạt động mà họ đã thực hiện tốt. Từ đó, sẽ đưa ra một quy trình hoàn thiện giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển bền vững.
Thông qua bài viết này, DPK đã cung cấp thêm nhiều kiến thức về 5 bước thực hiện quy trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp và hy vọng bạn sẽ áp dụng tốt vào những kế hoạch sắp tới của mình để có được kết quả tốt nhất.
Nguồn: navee.asia